Thi công cọc tiếp địa chống sét cho nhà ở, công trình cần phải đòi hỏi kỹ thuật cao và cận thận theo quy trình tránh các tình trạng đáng tiếc xảy ra. Các thiết bị cần có cho hệ thống tiếp địa nhà ở, công trình gồm có cọc điện cực, hoặc cọc dàn tiếp đất được liên kết với nhau qua dây dẫn ( cáp đồng trần ). Để hiểu và được điều quan trọng của hệ thống thì những hướng dẫn cách lắp đặt hệ thống tiếp địa chống sét của Smarthome Minh Phương chia sẽ giúp phần nào an tâm hơn.
>> Thi công cọc tiếp địa chuyên nghiệp
>> Thi công cọc tiếp địa tại TPHCM chống sét
Các bước hướng dẫn cách lắp đặt hệ thống tiếp địa chống sét
1.Chọn cọc tiếp địa :
- Có thể là cọc thép mạ đồng nhập khẩu hoặc trong nước, cọc đồng nguyên chất. Có đường kính tối thiểu là phi 14 hoặc phi 16, dài từ 2,4 m trở lên có đầu nhọn cho dễ đóng.
- Số lượng cọc đóng xuống đất thì tùy thuộc vào địa chất đất của từng vùng. Phải đảm bảo điện trở khi kiểm tra phải nhỏ hơn 10 ôm.
- Các cọc tiếp địa phải được nối với nhau phải bằng băng đồng hoặc dây đồng tối thiểu là M50mm – M70 mm. Phương pháp nối có thể dùng đai ốc đồng để kẹp hoặc dùng phương pháp hàn hóa nhiệt.
Những điều cần lưu ý :
- Hiện nay trên thị trường hầu hết các thiết bị điện đều có dây nối đất qua plug cắm 3 chân, nên chỉ cần nối dây tiếp đất vào ổ cắm có 3 lỗ. Khi sử dụng cắm plug 3 chân vào ổ cắm 3 lỗ.
- Một số khu chung cư cao cấp hiện nay đã chú ý đến vấn đề này: trong các căn hộ có ổ cắm 3 “chân”, trong đó có một “chân” đã nối đất nên khá an toàn.
- Dây nối đất thường chỉ thị bằng màu xanh lá cây có sọc trắng.
2. Khoan giếng tiếp địa chống sét :
- Những nơi điện trở đất cao thì phải dùng phương pháp khoan giếng. Đường kính giếng khoan khoảng 5 cm và chiều sâu khoảng 20 đến 40 mét hoặc khi nào tới mạch nước ngầm.
- Nối cọc lại với nhau bằng phương pháp hàn hóa nhiệt và hàn vào dây tiếp địa thả cọc xuống.
- Đổ trực tiếp hóa chất giảm điện trở đất và nước xuống.
- Dây dẫn tiếp địa sẽ được nối trực tiếp với kim thu sét hoặc nối với bảng đồng tiếp địa để tiện theo dõi kiểm tra định kỳ.
3. Phương pháp đóng cọc tiếp địa
Phải kiểm tra thật kỹ vị trí trước khi đóng vì có thể gặp phải cáp đồng trần điện hoặc ống nước đặt ngầm khi đó sẽ rất nguy hiểm.
- Đào rãnh rộng khoảng 0,3 mét và sâu khoảng 0,5 mét để đi dây.
- Để đảm bảo cách lắp đặt tiếp địa chống sét đúng kỹ thuật. Thì vị trí giữa các cọc cách nhau tối thiểu là 1,5 lần chiều dài của một cọc.
- Đầu cọc nhô lên khỏi đáy rãnh khoảng 15 cm. Những nơi chật hẹp khó đóng thì có thể đóng cọc ngắn với số lượng nhiều và dùng hóa chất giảm điện trở. Hóa chất giảm điện trở đất có tác dụng khi kết hợp với nước nó sẽ kết lại dưới dạng keo bao quanh lấy bề mặt cọc tiếp địa. Do đó sẽ gia tăng bề mặt tiếp xúc. Tác dụng làm giảm điện trở và bảo vệ cọc khỏi môi trường.
- Nối các cọc tiếp địa lại với nhau tại một điểm chung.
- Dây dẫn tiếp địa sẽ được nối trực tiếp với kim thu sét. Hoặc nối với bảng đồng tiếp địa (để tiện đo kiểm tra điện trở).
- Cuối cùng là kiểm tra lại lần cuối tiếp xúc của cọc và dây. Khi đo kiểm tra phải đảm bảo điện trở nhỏ hơn 10 ôm. Nếu không đạt thì có thể đóng thêm cọc hoặc dùng thêm hóa chất.
Một hệ thống tiếp địa phục vụ cho chống sét là điều quan trọng và không có bất sai sót nào trong suốt quá trình lắp đặt với các bước hướng dẫn cách lắp đặt hệ thống tiếp địa chống sét của Smarthome Minh Phương phần nào sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thi công để có cho mình một lựa chọn chính sác. Mọi nhu cầu về mua thiết bị chống sét, quý khách hàng có thể liên hệ để được tư vấn tận tình.
Thông tin tư vấn và mua hàng:
- Địa chỉ : 160/74 Vườn Lài, P. Tân Thành, Q. Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh
- Điện Thoại: 0965 49 77 99 ( Ms.Châu )
- Email: thanhminhphuong@gmail.com