Hệ thống chống sét bao gồm nhiều thiết bị khác nhau; trong đó không thể thiếu cọc chống sét. Bạn đã biết đến cấu tạo và công dụng của thiết bị này
Hệ thống chống sét nhà cao tầng
Cọc chống sét là gì?
Mục Lục Bài Viết
Cọc chống sét hay còn gọi là cọc tiếp địa; được xem là bộ phận quan trọng của hệ thống chống sét; giúp hệ thống hoạt động hiệu quả
Theo quy định của các cơ quan chức năng về thiết bị chống sét, đây là sản phẩm có vai trò một vật dẫn chôn dưới đất và tiếp xúc chặt chẽ với đất, từ đó hình thành mối nối điện có hiệu quả .
Bề ngoài, cọc chống sét là một thanh kim loại vót nhọn một đầu để có thể cắm sâu xuống đất. Đầu còn lại làm bằng để đóng búa tạ. Đầu cọc có thể được làm ren để tiện cho việc nối 2 cây cọc với nhau dễ dàng. Sản phẩm có tác dụng phân tán nguồn năng lượng lớn xuống đất; nhằm bảo vệ tính mạng của con người và tránh gây hỏng hóc các thiết bị điện.
Phân Loại Cọc chống sét
Dựa vào chất liệu, người ta chia cọc chống sét thành 3 loại khác nhau:
– Cọc bằng đồng
– Cọc bằng thép mạ kẽm
– Cọc bằng thép mạ đồng
Trong số đó, cọc bằng đồng nguyên chất là loại phổ biến hơn cả. Vì vật liệu này có tính dẫn điện tốt nhất. Đồng thời với tính chất mềm, dẻo hơn nên dễ dàng trong lắp đặt và thi công
Lựa chọn cọc chống sét đạt tiêu chuẩn.
Lựa chọn cọc chống sét thích hợp không phải điều đơn giản. Bạn cần tuân thủ những tiêu chuẩn kỹ thuật; đã được quy định tại văn bản TCVN 9358:2012 về lắp đặt hệ thống nối đất, thiết bị cho các công trình công nghiệp. Trong đó:
– Mỗi công trình có một thiết kế khác nhau nhưng đường kính của cọc không được nhỏ hơn 16 mm nếu là điện cực thép và không được nhỏ hơn 12mm nếu là điện cực kim loại không phải thép hoặc là điện cực có lớp kim loại bọc ngoài không phải sắt hoặc thép
– Độ dày không nhỏ hơn 4mm
Bởi vậy, bạn nên lựa chọn các sản phẩm có uy tín, được sản xuất bởi các hãng danh tiếng để lựa chọn các sản phẩm tốt nhất.
Các bước thi công cọc chống sét đúng tiêu chuẩn
Bước 1: Lựa chọn cọc chống sét với kích thước phù hợp; được sản xuất bởi những đơn vị uy tín để có hiệu quả bảo vệ tốt nhất
Bước 2: Chọn vị trí chôn cọc. Đây là bước đầu tiên cũng được xem là bước khá quan trọng. Trong đó đặc biệt lưu ý:
– Xác định vị trí cần sử dụng cho hệ thống tiếp địa phải tránh phá hủy đến các công trình khác.
– Trong quá trình thi công cần đảm bảo kích thước của hệ thống tiếp địa tiêu chuẩn phải có độ sâu từ 600-800mm; rộng từ 300-500mm.
Bước 3: Chôn cọc chống sét xuống rãnh đã đào. Đảm bảo cọc luôn nằm trong lòng đất; khoảng cách giữa các cọc tương đương 1~2 lần chiều dài mỗi cọc.
Bước 4: Hoàn trả mặt bằng và kiểm tra chất lượng hệ thống chống sét. Đây là bước mà bạn cần đảm bảo những công việc sau:lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất; kiểm tra các mối hàn sao cho chắc chắn; kiểm tra điện trở đất của hệ thống.
Sau đó tiến hành san lấp mặt bằng sao cho phù hợp , đẹp mắt.
Cọc chống sét là một thiết bị thường bị chủ đầu tư lãng quên, không chú trọng. Tuy nhiên chúng là một sản phẩm cần thiết để xây dựng hệ thống chống sét hoàn chỉnh; góp phần chống sét đánh hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, để phát huy sức mạn bảo vệ toàn diện; hệ thống chống sét cần được các kỹ sư, kỹ thuật viên giỏi đến từ các cơ sở uy tín; như công ty Smarthome Minh Phương tư vấn và lắp đặt. Mọi thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi ngày bây giờ nhé.
Đọc thêm: tìm hiểu về dây chống sét
Vị trí công ty Smarthome Minh Phương
CÔNG TY SMARTHOME MINH PHƯƠNG
Trụ sở: 160/74 Vườn Lài, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, TPHCM
Hotline: 0965 49 77 99 (Mr Phương)
Email: thanhminhphuong@gmail.com
Website: https://kimthuset.net.vn
Fanpage: Kim Thu Sét Chính Hãng