Các bước thi công cọc tiếp địa chống sét

Hóa chất làm giảm điện trở đất GEM RR Ấn Độ

    Trong những năm trở lại đây, dưới sự ảnh hưởng của thay đổi khí hậu, nước ta luôn phải gánh chịu nhiều hậu quả mà mưa dông, sấm sét mang lại. Không chỉ các công trình lớn bị sét đánh cháy, phá hủy, gây tổn hại nặng nề, hao tốn tiền của mà còn cướp đi biết bao sinh mạng. Tuy nhiên, công tác phòng chống sấm sét khi mưa lại ít được chú ý, một số các công trình hay nhà ở thường không có hệ thống chống sét. Và để khắc phục những hậu quả đấy, thi công cọc tiếp địa chống sét là một biện pháp cần thiết.

Thi công cọc tiếp địa và những điều bạn cần biết 

Khái quát về cọc tiếp địa chống sét

  Cọc tiếp địa chống sét được biết đến là phương pháp giải quyết vấn đề rò rỉ điện bên ngoài các thiết bị viễn thông, các thiết bị điện, điện tử. Cọc tiếp địa chống sét đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống tiếp địa.

  Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại cọc tiếp địa chống sét được phân chia dựa theo nguồn gốc, chất liệu, hình dạng,…Mỗi loại cọc tiếp địa chống sét đều có những đặc điểm riêng, ưu điểm riêng và được lựa chọn dựa trên nhu cầu cũng như địa hình của công trình. Tuy vậy, không phải loại cọc tiếp địa nào cũng mang lại hiệu quả chống sét cao. Nhiều thiết bị chống sét được các nhà thầu sử dụng cho công trình chỉ vì giá thành rẻ. Điều này dễ gây nguy hiểm và thiệt hại lớn.

  Bởi vậy, việc lựa chọn và thi công cọc tiếp địa chống sét cần được xem xét kĩ lưỡng, có kế hoạch, bản vẽ thi công cụ thể, chính xác để đạt được hiệu quả như mong muốn. 

thi cong coc tiep dia 1

Các bước thi công cọc tiếp địa chống sét

  Sau khi tìm hiểu khái quát về cọc tiếp địa chống sét, Thanh Minh Phương sẽ giới thiệu đến các bạn các bước chính để thi công cọc tiếp địa chống sét một cách hiệu quả.

Bước 1: Chọn vị trí chon cọc tiếp địa chống sét

    Bước đầu tiên cũng được xem là bước khá quan trọng vì nó quyết định đến cách mà cọc tiếp địa chống sét phát huy công dụng. Đó là việc lựa chọn vị trí chôn cọc tiếp địa chống sét. Vậy bước này cần những lưu ý gì?

– Xác định vị trí cần sử dụng cho hệ thống tiếp địa phải tránh phá hủy đến các công trình khác, cụ thể là mạch nước ngầm.

– Đào rãnh với kích thước theo bản vẽ thi công hoặc mặt bằng thực tế. Kích thước thông thường sâu từ 600-800mm, rộng từ 300-500mm.

– Đối với những mặt bằng thi công hạn chế thì nên áp dụng phương pháp khoan giếng.

Thanh minh phương đang thi công cọc tiếp địa

Bước 2: Chôn cọc tiếp địa chống sét xuống rãnh đã đào

– Tiếp đến, đóng cọc tiếp địa chống sét sao cho toàn bộ hệ thống phải được nằm trong lòng đất bao gồm cọc và các thiết bị kết nối.

– Chú ý khoảng cách giữa các cọc, thông thường phải rơi vào khoảng 1~2 lần chiều dài mỗi cọc.

– Rãi cap đồng trần dọc theo các rãnh đã đào để liên kết các cọc. Đổ hóa chất làm giảm điện trở suất (nếu cần).

Bước 3: Hoàn trả mặt bằng và kiểm tra hệ thống tiếp địa chống sét

– Lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất. Hố đặt tại vị trí trung tâm cọc sao cho mặt hố ngang với mặt đất.

– Kiểm tra các mối hàn sao cho chắc chắn.

– Lấp đất vào các hố và rãnh, nện thật chặt và hoàn trả mặt bằng.

– Kiểm tra điện trở đất của hệ thống, giá trị cho phép là < 10W.

   Mong rằng với những chia sẻ trên về thi công cọc chống địa chống sét sẽ thực sự hữu ích đối với những người đang có nhu cầu tìm hiểu nó. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề và đội ngũ kỹ sư kỹ thuật cao, nhiệt huyết, tận tâm, công ty Smarthome Minh Phương tự hào là địa chỉ uy tín giúp khách hàng có biện pháp thi công cọc tiếp địa chống sét hiệu quả.

Đọc thêm: Thi công cọc tiếp địa tại TPHCM chống sét

Vị trí công ty Smarthome Minh Phương

CÔNG TY SMARTHOME MINH PHƯƠNG

Trụ sở: 160/74 Vườn Lài, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, TPHCM

Hotline: 0965 49 77 99 (Mr Phương)

Email: thanhminhphuong@gmail.com

Website: https://kimthuset.net.vn

Fanpage: Kim Thu Sét Chính Hãng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *