Thi công cọc tiếp địa như thế nào?

Thi công cọc tiếp địa như thế nào?

   Sản phẩm cọc tiếp địa là bộ phận tiếp đất giúp đánh tan điện năng dòng sét trong hệ thống chống sét. Để có được hệ thống hoàn hảo và hiểu được thi công cọc tiếp địa như thế nào? những thông tin chia sẽ sau đây sẽ giúp bạn phần nào hiểu hơn về giá trị của nó quan trọng như thế nào trong chống sét.

thi-cong-coc-tiep-dia-nhu-nao
Thi công cọc tiếp địa như thế nào?

Cùng tìm hiểu cách thi công cọc tiếp địa như thế nào?

Để có thể thi công cọc tiếp địa hoàn hảo điều cần thiết là cần trang bị cho mình những công cụ, thiết bị cần thiết nhất và quy cách thi công như sau:

1. Đào rãnh, hố, khoang giếng tiếp đất

  • Điều đầu tiên cần xác định được vị trí làm hệ thống tiếp đất, cần phải cẩn thận trước khi đào tránh động vào các công trình ngầm khác như cáp ngầm hay hệ thống tiếp đất.
  • Rãnh cần phải đào sâu 600mm đến 800mm, rộng từ 300mm đến 500mm giống như bản vẽ đã thiết kế hoặc trên mặt bằn thực tế cho thi công.
  • Đối với những khu vực có địa thế hạn chế hoặc những nơi có điện trở suất đất cao thì phương pháp cần áp dụng là khoang giếng đường kính giếng khoan từ 50mm đến 80mm, sâu từ 20m đến 40m so với mạch nước ngầm.

>> Biện pháp thi công cọc tiếp địa hoàn hảo

2. Chôn cọc tiếp địa xuống đất

  • Khi đống cọc ở những nơi được quy trình sao cho khoảng cách giữa các cọc bằng 2 lần so với độ dài đống xuống đất. So với những nơi có điện tích làm hệ thống đất hạn chế thì các cọc được đóng với khoảng cách ngắn hơn và không được ngắn hơn chiều dài 1 lần của cọc.
  • Cọc phải được đóng sâu đến khi đỉnh cọc cách đáy rãnh từ 100mm đến 150mm. So với cọc trung tâm thì chúng ta có thể đóng cạn hơn so với các cọc khác sao cho đỉnh cọc cách mặt đất từ 150 ~ 250mm cho đến khi lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất thì chắc chắn cọc sẽ nằm bên trong hố.
  • Cáp đồng trần được dùng để liên kết các cọc đã đóng. Tiếp sau đó, thuốc hàn hóa nhiệt dùng để hàn các cọc và cáp lại với nhau, đổ hoá chất làm giảm điện trở đất dọc theo cáp đồng trần hoặc trước khi đóng cọc hãy đào sâu tại vị trí cọc có hố đường kính từ 200mm đến 300mm sâu 500mm tính từ đáy rãnh và hóa chất sẽ được đổ vào những hố này.
  • Hóa chất làm giảm điện trở đất có công dụng hút ẩm tạo thành dạng keo bao quanh lấy điện cực tăng bề mặt tiếp xúc giữa điện cực và đất giúp giảm điện trở đất và bảo vệ hệ thống tiếp đất. Trong trường hợp khoan giếng, cọc tiếp đất sẽ được liên kết thẳng với cáp để thả sâu xuống đáy giếng. Đổ hóa chất làm giảm điện trở đất xuống giếng, đồng thời đổ nước xuống để toàn bộ hóa chất có thể lắng sâu xuống đáy giếng. Dây dẫn sét được nối trực tiếp từ kim chống sét hoặc cáp tiếp đất từ bản đồng tiếp đất chính sẽ được liên kết vào hệ thống đất tại vị trí cọc trung tâm.

>> Cách thi công cọc tiếp địa chống sét đúng chuẩn

3. San lắp mặt bằng hệ thống tiếp địa

Sau khi việc lắp đặt hoàn thành sẽ tiến hành lắp đặt hố lại tại các vị trí cọc trung tâm sao cho ngang với mặt đất. Tiến hành kiểm tra các mối hàn và thu dọn các công cụ lại, lắp đất vào hố một cách chắc chắn và bàn giao dự án. Tiến hành đo điện trở đất với giá trị cho phép <10W, trường hợp lớn hơn chúng ta nên đóng thêm cọc, xử lý thêm hóa chất giảm điện trở đất hoặc khoang thêm giếng giảm cho đến mức có giá trị cho phép.

Thi công cọc tiếp địa như thê nào 2
Thi công cọc tiếp địa như thê nào 2

Để sở hữu cho mình một hệ thống chống sét hoàn hảo thì bộ phận tiếp địa phải đảm bảo được chất lượng thì cách thi công cọc tiếp địa hoàn hảo được Smarthome Minh Phương chia sẽ chắc chắn bạn sẽ có được một hệ thống như mong đợi.

Đọc thêm: Biện pháp thi công cọc tiếp địa hoàn hảo

Vị trí công ty Smarthome Minh Phương

CÔNG TY SMARTHOME MINH PHƯƠNG

Trụ sở: 160/74 Vườn Lài, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, TPHCM

Hotline: 0965 49 77 99 (Mr Phương)

Email: thanhminhphuong@gmail.com

Website: https://kimthuset.net.vn

Fanpage: Kim Thu Sét Chính Hãng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *