Trong thi công hệ thống chống sét hoàn hảo, thi công đóng cọc tiếp địa là bước rất quan trọng và đòi hỏi nhiều yêu cầu về kỹ thuật. Nhiều người tiêu dùng vì muốn rút ngắn thời gian mà đã khá chủ quan, thực hiện sơ sài một số bước trong toàn bộ quá trình. Cũng có thể là do không nắm rõ các tiêu chuẩn quy định hoặc chưa thấy được mức độ nguy hiểm đối với những vật xung quanh khi đóng cọc sai. Vậy nên, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Smarthome Minh Phương về một số lưu ý khi thi công đóng cọc tiếp địa để hiểu rõ hơn nhé!
Tại sao phải thi công hệ thống tiếp địa đúng cách
Có rất nhiều thắc mắc xung quanh việc thi công hệ thống tiếp địa chống sét mà chúng tôi nhận được trong những năm hoạt động trong nghề. Sau khi tổng hợp và đưa ra phương pháp giải quyết cụ thể, Thanh Minh Phương muốn chia sẻ đến tất cả các bạn để người tiêu dùng có cái nhìn khách quan hơn đối với thiết bị và cách lắp đặt thiết bị đúng cách. Đặc biệt, những hệ thống liên quan đến điện thì càng cần cẩn thận, tránh gặp những rủi ro, tổn thất không đáng có.
Cọc tiếp địa là cọc được làm từ kim loại nên có tính dẫn và truyền điện tốt. Bởi vậy, việc lắp đặt sai cách sẽ gây ra một số tai nạn như giật điện, cháy nổ, ảnh hưởng đến của cải vật chất và thậm chí là tính mạng con người. Nếu thi công đảm bảo độ chính xác cao, không chỉ giúp hệ thống hoạt động một cách hiệu quả mà còn sử dụng được lâu bền, ít phải bảo trì phức tạp.
Những lưu ý trong quá trình thi công đóng cọc tiếp địa
Trong quá trình thi công đóng cọc tiếp địa, nhà thiết kế và đội ngũ công nhân là những người trực tiếp thực hiện các bước nên cần phải có kinh nghiệm và tính linh hoạt trong từng trường hợp.
– Về lựa chọn sản phẩm: Các thiết bị được đưa vào hệ thống nên có sự lựa chọn kỹ lưỡng. Theo đó, phải đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm như : chính hãng, uy tín, được sử dụng phổ biến.
– Về các bước thực hiện:
+ Xác định vị trí xây dựng hệ thống sao cho không phá hủy đến các công trình ngầm, có thể đào rãnh hoặc khoan giếng phụ thuộc vào tính chất mặt bằng.
+ Đóng cọc tiếp đất xuống vị trí đã đào, đầu cọc cách đáy rãnh từ 100-200mm. Đồng thời, phần đầu cọc thừa phải thấp hơn chiều sâu của rãnh đào.
+ Nối cọc với các phụ kiện kết nối cần thiết.
+ Đo, kiểm tra điện trở xuất đất. Nếu đất có điện trở cao hơn so với mức an toàn thì sử dụng hóa chất chuyên dụng để làm giảm điện trở.
+ Lấp đất hoàn trả mặt bằng.
– Về yêu cầu kỹ thuật khi thi công: Muốn công trình của mình có độ chính xác cao và các thiết bị hoạt động tối ưu công dụng thì cần có bản thiết kế cụ thể. Nhờ tiêu chuẩn tỉ lệ về số liệu khi sắp xếp mà người thi công có thể đưa ra phương pháp xử lí nhanh nhẹn cho mọi tình huống. Đồng thời, tiết kiệm chi phí, thời gian thi công như dự kiến.
Mong rằng, qua bài viết trên, Smarthome Minh Phương đã giúp người tiêu dùng giải đáp được một số thắc mắc về thi công đóng cọc tiếp địa sao cho đúng cách. Khi lựa chọn đầu tư cho bất kỳ dự án nào, chúng ta cũng mong rằng nó đạt được hiệu quả như mong muốn, tiết kiệm chi phí, thời gian. Điều này không quá khó nếu khách hàng lựa chọn và tin tưởng một nhà cung cấp, phân phối sản phẩm uy tín, chất lượng và đội ngũ công nhân có kinh nghiệm. Hãy tin tưởng và hợp tác với Smarthome Minh Phương để có những sản phẩm tốt nhất.
Vị trí công ty Smarthome Minh Phương
CÔNG TY SMẢTHOME MINH PHƯƠNG
Trụ sở: 316 Lê Văn Sỹ P.1 Q Tân Bình, Tp.HCM
VPDG: 160/74 Vườn Lài, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, TPHCM
Hotline: 0965 49 77 99 (Mr Phương)
Email: thanhminhphuong@gmail.com
Website: https://kimthuset.net.vn
Fanpage: Kim Thu Sét Chính Hãng